Các yếu tố quyết định quá trình thay thế tiền tệ Thay thế tiền tệ

Động lực từ đồng nội tệ rớt giá

Tỷ lệ lạm phát cao và không lường trước được làm giảm nhu cầu về tiền trong nước và làm tăng nhu cầu về các tài sản thay thế, bao gồm ngoại tệ và tài sản do ngoại tệ chi phối. Hiện tượng này được gọi là "đồng nội tệ rớt giá". Hiện tượng này dẫn đến một quá trình thay thế tiền tệ nhanh chóng và có sức ảnh hưởng.[30] Ở những nước có tỷ lệ lạm phát cao, đồng nội tệ có xu hướng dần bị thay thế bởi một đồng tiền ổn định. Khi bước vào tình trạng này, chức năng lưu trữ giá trị của nội tệ được thay thế bằng ngoại tệ. Từ đó, chức năng đơn vị tài khoản của đồng nội tệ bị thay thế khi nhiều mức được định giá bằng ngoại tệ. Lạm phát cao kéo dài sẽ làm cho đồng nội tệ mất đi chức năng trao đổi khi người dân bắt đầu thực hiện nhiều giao dịch bằng ngoại tệ.[31]

Ize và Levy-Yeyati (1998) xem xét các yếu tố quyết định thay thế tiền tệ tiền gửi và tín dụng, kết luận rằng sự thay thế tiền tệ được thúc đẩy bởi sự biến động của lạm phát và tỷ giá hối đoái thực. Thay thế tiền tệ tăng lên khi lạm phát biến động và giảm khi tỷ giá hối đoái thực tế biến động.[32]

Yếu tố thể chế

Đồng nội tệ rớt giá phụ thuộc vào các yếu tố thể chế của một quốc gia. Yếu tố đầu tiên là mức độ phát triển của thị trường tài chính trong nước. Một nền kinh tế có thị trường tài chính phát triển tốt có thể cung cấp hàng loạt công cụ tài chính thay thế bằng nội tệ, làm giảm vai trò của ngoại tệ như một biện pháp phòng ngừa lạm phát. Mô hình của quá trình thay thế tiền tệ cùng với các biện pháp kiểm soát ngoại hối và vốn ở các quốc gia là khác nhau. Ở một quốc gia có các quy định chặt chẽ về ngoại hối, nhu cầu ngoại tệ sẽ được đáp ứng qua việc nắm giữ các tài sản ngoại tệ ở nước ngoài và bên ngoài hệ thống ngân hàng trong nước. Nhu cầu này thường gây áp lực lên thị trường ngoại tệ song song và dự trữ quốc tế của quốc gia.[30] Minh chứng cho mô hình này được đưa ra trong trường hợp không có sự thay thế tiền tệ trong thời kỳ trước cải cách ở hầu hết các nền kinh tế đang chuyển đổi, do các biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối với ngoại hối và hệ thống ngân hàng.[31] Ngược lại, bằng cách tăng dự trữ ngoại tệ, một quốc gia có thể giảm thiểu sự dịch chuyển tài sản ra nước ngoài và tăng cường dự trữ bên ngoài để đổi lấy quá trình thay thế tiền tệ. Tuy nhiên, tác động của quy định này đối với mô hình thay thế tiền tệ phụ thuộc vào kỳ vọng của công chúng về sự ổn định kinh tế vĩ mô và tính bền vững của chế độ ngoại hối.[30]